Các mối nguy hiểm do khí tượng đối với an toàn bay là mối quan tâm hàng đầu của ICAO kể từ những ngày đầu tiên làm việc. Do đó, ICAO đã duy trì hợp tác với Tổ chức Khí tượng Thế giới trong suốt lịch sử của mình.
Mối quan tâm này được phản ánh thông qua các tiêu chuẩn về khí tượng là một trong những tiêu chuẩn đầu tiên được sáp nhập vào Công ước Chicago. ICAO đã đạt được tiến bộ đặc biệt trong lĩnh vực này kể từ những năm 1980, với việc thực hiện hai sáng kiến toàn cầu: Hệ thống Dự báo khí tượng theo khu vực (WAFS) và Hệ thống Giám sát núi lửa hàng không (IAVW).
Hệ thống dự báo khí tượng thế giới theo khu vực (World Area Forecast System – WAFS)
Vào tháng 11 năm 1984, Sau Hội nghị chia sẻ Thông tin / Khí tượng được tổ chức vào năm 1982, các điều khoản mới liên quan đến việc giới thiệu hệ thống dự báo khí tượng thế giới theo khu vực (WAFS) đã được giới thiệu trong Phụ ước 3 – Dịch vụ Khí tượng Hàng không Quốc tế, hỗ trợ các quốc gia tập trung tài nguyên khí tượng để cải thiện dự báo cho các khu vực kiểm soát trung tận, do tác động quan trọng đối với an toàn và kinh tế trong hoạt động khai thác máy bay.
WAFS được thiết kế như một hệ thống toàn cầu, với hai trung tâm dự báo khu vực thế giới (London và Washington – WAFCs) chuẩn bị và cung cấp dự báo khí tượng trên toàn cầu trực tiếp cho các quốc gia dưới dạng kỹ thuật số.
Kể từ khi thành lập, WAFS đã được cải tiến dần dần thông qua việc giới thiệu SARP (Standards and Recommended Practice – Tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành) được cập nhật trong bản sửa đổi lần thứ mười bốn phụ ước 3 (ICAO Annex 3). Điều này đảm bảo việc cung cấp liên tục các dự báo chất lượng cao, nhất quán và thống nhất để hỗ trợ công tác lập kế hoạch bay và cung cấp thông tin cho công tác điều hành bay.
Sản phẩm của WAFS cho phép cơ quan giám sát khí tượng (MWO) tập trung nhiều hơn vào điều kiện thời tiết trong vùng báo bay của họ, và các cơ quan khí tượng tại sân tập trung nhiều hơn vào điều kiện và dự báo thời tiết sân bay, đưa ra cảnh báo về điều kiện thời tiết có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động bay trong khu vực sân bay.
Ngày nay, theo khuyến nghị của Hội nghị phối hợp ICAO-WMO được tổ chức tại Montreal vào năm 2014, WAFS liên tục được phát triển và cải tiến hơn nữa để đảm bảo rằng nó có thể đáp ứng các yêu cầu trong tương lai do những thay đổi trong quan điểm kinh doanh hàng không; sự gia tăng của hoạt động bay và các tuyến bay, khối lượng dữ liệu cũng như đáp ứng yêu cầu của Hệ thống Quản lý thông tin mở rộng (SWIM).
Hiện tại, các cải tiến được lên kế hoạch bao gồm cải thiện độ phân giải dữ liệu từ 1,25 độ C xuống còn 0,25 độ; định dạng dữ liệu mới; sự gia tăng các bước thời gian dự báo từ ba giờ xuống 1 giờ; cải thiện dữ liệu và sản phẩm bao gồm nhiễu loạn; dự báo sự đóng băng và độ cao hình thành tinh thể băng; tích hợp dữ liệu từ các hệ thống thu được dữ liệu quan trắc khí tượng thời gian thực trên tàu bay.
Ví dụ về dự báo toàn cầu về nhiễu loạn từ WAFS ở 250 hPa với độ phân giải 0,25 độ C.
Thông qua những cải tiến này, cộng đồng hàng không toàn cầu, trong đó, hành khách và nhà khai thác vận tải hàng hóa sẽ được hưởng lợi từ việc lên kế hoạch tuyến bay an toàn hơn trong các điều kiện thời tiết, cải thiện hiệu quả nhiên liệu, dự đoán thời gian đến tốt hơn, thoải mái hơn cho hành khách. Thông tin dễ dàng sử dụng để liên kết và chia sẻ cho tất cả các lĩnh vực hàng không liên quan thông qua SWIM.
Hệ thống đã thành công trong công tác cung cấp thông tin khí tượng giúp cho các chuyến bay an toàn, điều hòa và hiệu quả, là một trong những trụ cột chính của việc cung cấp dữ liệu khí tượng . Trong tương lai nó sẽ tiếp tục mang lại lợi ích cho công tác điều hành bay toàn cầu.
Hệ thống giám sát núi lửa toàn hàng không quốc tế (IAVW)
ICAO hiện đang điều hành hệ thống giám sát núi lửa hàng không quốc tế (IAVW) gồm chín trạm rải khắp thế giới
để giám sát mức độ tro bụi bị phun trào từ các núi lửa
Vào ngày 24 tháng 6 năm 1982, thế giới đã biết đến bộ phim liên quan đến một chiếc máy bay B747 của British Airways bị gián đoạn hoạt động trên cả bốn động cơ khi bay ở độ cao 37 000 ft từ Kuala Lumpur, Malaysia đến Perth, Australia.
Trong mười sáu phút sau đó, chiếc máy bay hạ độ cao từ 37000 đến 12 000 ft do động cơ không hoạt động. Sau đó phi công lại có thể khởi động lại ba trong số các động cơ và hạ cánh khẩn cấp thành công tại Jakarta, Indonesia.
Sự nghi ngờ nhanh chóng tập trung vào nguyên nhân: một đám mây tro núi lửa (VA) từ núi lửa Galunggung đang phun trào tại Indonesia,. Ba tuần sau, một chiếc máy bay khác, một chiếc B747 của Singapore Airlines đi đến Melbourne, Australia, đã báo cáo một sự cố tương tự, khi nó bị mất hai động cơ và đã được chuyển hướng thành công đến Jakarta.
Để đối phó với mối đe dọa mới được công nhận này, ICAO đã phát triển một bộ hướng dẫn tạm thời để hỗ trợ các quốc gia trong việc phổ biến thông tin về tro núi lửa cho các phi công, hãng hàng không và các nhà cung cấp dịch vụ không lưu. Nó cũng đã phát triển các thỏa thuận dự phòng sơ bộ cho việc chuyển hướng máy bay xung quanh các khu vực bị ảnh hưởng bởi tro bụi núi lửa.
Các yêu cầu chính thức đã được đưa ra trong các Phụ ước liên quan đến Công ước Chicago, được ICAO công bố vào tháng 3 năm 1987. Các tài liệu hướng dẫn, cùng với việc cập nhật thường xuyên thông tin liên quan đến núi lửa giúp điều hành bay an toàn, hiệu quả hơn.
Một mốc quan trọng của IAVW là việc chỉ định chín trung tâm giám sát thông tin về tro bụi núi lửa (VAAC) để phát hiện, theo dõi và dự báo sự di chuyển của các đám mây tro bụi núi lửa trong các vùng trách nhiệm của mình.
Hệ thống IAVW đã hoạt động rất hiệu quả trong những năm qua góp phần giảm rủi ro do tro bụi núi lửa đối với hàng không toàn cầu. Tuy nhiên, một trong những thách thức chính ảnh hưởng đến việc cải thiện hiệu quả của IAVW là thiếu định nghĩa về ngưỡng tro núi lửa chấp nhận được cho việc hoạt động bay an toàn.
Trong năm năm qua, ICAO với vai trò là một phần của Chương trình làm việc về khí tượng đã tiếp tục các công tác giám sát tro núi lửa nhằm phát triển IAVW để phù hợp với Kế hoạch hàng không toàn cầu (Doc 9750.
Công việc này đang tiến triển tốt với sự phối hợp giữa WMO, các trung tâm cung cấp thông tin tư vấn về tro bụi núi lửa, Hoa Kỳ, các bên liên quan trong ngành hàng không, các viện nghiên cứu và các học viện. Tiến trình bao gồm :hiểu rõ hơn về khối lượng và mật độ của các hạt tro núi lửa, khí núi lửa, cùng với các rủi ro tiềm ẩn của chúng, tiến bộ trong mô hình số hóa tro bụi núi lửa, tiếp cận các quan sát nâng cao (đặc biệt là hình ảnh vệ tinh), các dự báo chính xác về núi lửa, nghiên cứu khoa học về động cơ, v.v.
Hiện trạng của các trung tâm tư vấn tro bụi núi lửa của ICAO (VAAC) và các khu vực trách nhiệm
Việc phát triển, sử dụng thông tin cũng như dự báo định lượng về tro bụi núi lửa là rất hứa hẹn, với điều kiện là các nguồn lực hoạt động phù hợp được cung cấp trên toàn ngành hàng không để cho phép chuyển từ nghiên cứu khoa học sang hoạt động thực tiễn.
Cách tiếp cận mới này sẽ phục vụ tốt hơn cho mục đích của IAVW trong việc hỗ trợ tàu bay ngoài các khu vực được xác định rõ bị ô nhiễm bởi tro núi lửa, cho phép các nhà khai thác sử dụng quản lý rủi ro an toàn và chuẩn bị hệ thống IAVW cho các vụ phun trào núi lửa để đảm bảo các chuyến bay an toàn và hiệu quả.
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khí tượng hàng không, phù hợp với các yêu cầu của ICAO cũng như định hướng phát triển của ngành hàng không, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đang trong tiến trình thành lập Trung tâm Khí tượng hàng không. Dự kiến trong tương lai gần, Trung tâm sẽ được thành lập với vai trò như một đơn vị đảm bảo cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không một cách chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.
Nguồn vatm.vn
- Bảo đảm an ninh hàng không là nhiệm vụ quan trọng đặc biệt
- Vietnam Airlines mở đường bay mới Hải Phòng – Nha Trang
- Nhiều đường bay mới ra thế giới trong năm 2015
- Trung tâm Quản lý luồng không lưu triển khai kế hoạch khai thác thử nghiệm ATFM phân phối đa điểm nút mức 2 giữa HKDD Việt Nam và Thái Lan
- Chuyến bay thương mại quốc tế đầu tiên sau dịch COVID-19 đã hạ cánh an toàn tại Nội Bài