Trong nỗ lực đẩy mạnh công tác hiệu quả năng lượng, Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) đã quyết định hỗ trợ 100 triệu đô la cho 8 nhà sản xuất để phát triển và thử nghiệm các công nghệ mới cho phép giảm thiểu lượng tiêu thụ nhiên liệu, phát thải khí các-bon và tiếng ồn.
Đây được coi là hoạt động trung tâm của giai đoạn hai Chương trình tăng cường giảm thiểu tiêu thụ năng lượng, phát thải và tiếng ồn quốc gia (CLEEN II). Mục tiêu của chương trình là chế tạo nên các loại máy bay có tỷ lệ tiêu thụ nhiên liệu chỉ bằng 60% so với thông thường, giảm 70% lượng khí ni-tơ ô-xít và có độ ồn định mức 32 dB. Theo kế hoạch, sản phẩm của chương trình sẽ phải sẵn sàng cho việc sản xuất hàng loạt ở quy mô công nghiệp trước năm 2026,
Trước đó, kể từ năm 2010, Mỹ đã triển khai giai đoạn một của chương trình (CLEEN I) với những thành quả đáng khích lệ, trong đó tiêu biểu là công nghệ động cơ phản lực hai luồng PurePower® Geared Turbofan™ (GTF) có hệ số hai viền khí siêu cao. Với thiết kế bánh răng phân cách quạt động cơ với máy nén áp suất thấp và tua-bin độc đáo, công nghệ này cho phép mỗi mô-đun trong hệ thống hoạt động ở tốc độ tối ưu, thay vì cùng một tốc độ như trước đây. Cụ thể, quạt sẽ quay chậm hơn trong khi máy nén áp suất thấp vẫn hoạt động ở tốc độ cao, nhờ đó tăng cường hiệu suất động cơ và giảm thiểu tiêu thụ nhiên liệu, khí thải và tiếng ồn.
Trong giai đoạn hai sắp tới, các kỹ sư sẽ tập trung giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả nhiệt trong lõi của loại động cơ này, tiếp tục tối đa hoá hiệu quả sử dụng nhiên liệu. Ngoài ra, chương trình cũng mở rộng triển khai thêm lĩnh vực vỏ bọc động cơ với công nghệ hệ thống khí động học tích hợp ecoIPS ™ nhằm giảm thiểu tiếng ồn và phát thải khí ni-tơ ô-xít.
Nguồn caa.gov.vn
Các tin liên quan
- Đức tăng cường bảo vệ sân bay trước các thiết bị bay không người lái
- Hãng hàng không Spirit Airlines mua 100 máy bay A320neo của Airbus
- Chỉ thị về việc đảm bảo an toàn khai thác tàu bay
- Hàng không UAE sử dụng AI để khai thác ý tưởng sáng tạo từ nhân viên
- Úc triển khai hệ thống kiểm soát không lưu lớn nhất thế giới