Lược dịch từ tài liệu hội nghị lần thứ 3 Nhóm nghiên cứu Hệ thống quản lý thông tin mở rộng (SWIM TF/3)
Triết lý thực hiện SWIM
Theo Hướng dẫn tại tài liệu ICAO Doc 10039 về các khái niệm về SWIM, có ghi rằng SWIM, bản thân nó không có lợi ích về khai thác. Nó là một yếu tố trao đổi thông tin hỗ trợ các hoạt động khai thác. Nói cách khác, SWIM cung cấp một phương tiện hài hòa để trao đổi thông tin.
Vì SWIM không được phát triển và triển khai vì mục đích riêng của mình, triết lý triển khai SWIM nằm ở việc xác định các hoạt động khai thác sẽ có lợi từ việc triển khai SWIM. Dựa trên các hoạt động được xác định, các dịch vụ cần thiết để hỗ trợ các hoạt động đó sau đó có thể được chỉ định một cách hiệu quả. Theo đó, cần phải có công tác quản trị SWIM để triển khai và quản lý các dịch vụ hỗ trợ các hoạt động khai thác có thể được xây dựng.
Nguyên tắc từ dưới lên (bottom-up) này sẽ giúp cung cấp các lý giải rõ ràng để triển khai cơ sở hạ tầng SWIM cần thiết cho việc hỗ trợ hiệu quả hơn cho các hoạt động khai thác. Khi các dịch vụ được triển khai áp dụng cho hoạt động khai thác đầu tiên chứng minh những lợi ích của việc sử dụng SWIM, quy trình tương tự có thể được áp dụng liên tục cho các hoạt động khai thác quan trọng khác để nâng cao hiệu quả trao đổi thông tin.
Lộ trình triển khai áp dụng SWIM của khu vực Châu á – Thái bình dương
Dựa trên triết lý như đã nêu ở trên, lộ trình thực hiện có thể được thực hiện như sau
a) Xác định các hoạt động khai thác có thể cải thiện nhờ có SWIM;
b) Xác định và thiết kế các dịch vụ thông tin cần thiết để hỗ trợ các hoạt động khai thác được chỉ định;
c) Xác định và thiết kế các dịch vụ cơ sở hạ tầng SWIM cần thiết để hỗ trợ các dịch vụ thông tin được xác định;
d) Triển khai các dịch vụ cơ sở hạ tầng SWIM;
e) Thực hiện các dịch vụ thông tin;
f) Thực hiện kiểm tra trao đổi thông tin;
g) Thực hiện các thử nghiệm vận hành sử dụng các dịch vụ thông tin được thực hiện;
h) Thực hiện kiểm tra hiệu suất và độ tin cậy;
i) Xây dựng các quy tắc quản trị xung quanh các dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động khai thác; và
j) Lặp lại cho các hoạt động tiếp theo được xác định.
Khi (các) cơ quan đăng ký đang được triển khai, công tác quản trị xung quanh việc sử dụng và truy cập của (các) cơ quan đăng ký sẽ cần được xem xét cùng với mọi vấn đề về khả năng tương tác giữa các cơ quan đăng ký nếu cần thiết.
Khi một số dịch vụ đã được triển khai và nhu cầu sử dụng các dịch vụ này ngoài mục đích ban đầu của chúng tăng lên, đây sẽ là lúc cần triển khai đăng ký phát triển các dịch vụ này.
Lựa chọn hoạt động khai thác
Để chọn hoạt động khai thác cụ thể để yêu cầu dịch vụ thông tin SWIM cần thiết hỗ trợ nó, các câu hỏi sau đây cần được xem xét.
a) Khái niệm hoạt động khai thác có được hiểu và xác định rõ không?
b) Quy trình vận hành có sẵn không?
c) Hoạt động khai thác có yêu cầu trao đổi thông tin không?
• Việc trao đổi có thể được thực hiện một cách hiệu quả bằng nhân công?
• Cơ chế trao đổi điểm-điểm hoặc điểm-đa điểm?
d) Việc trao đổi thông tin sử dụng dịch vụ thông tin có làm tăng hiệu quả hoạt động không?
Nếu câu trả lời cho tất cả hoặc hầu hết các câu hỏi trên là có, thì hoạt động khai thác này là một ứng cử viên có khả năng đưa vào thực hiện SWIM.
Xác định dịch vụ
Nhìn chung có hai loại dịch vụ SWIM cần được triển khai để hỗ trợ các hoạt động khai thác có yêu cầu trao đổi thông tin dựa trên SWIM, đó là (i) dịch vụ thông tin và (ii) dịch vụ cơ sở hạ tầng.
Dịch vụ thông tin là dịch vụ SWIM hỗ trợ trực tiếp các hoạt động. Các dịch vụ này trao đổi thông tin cần thiết bởi các hoạt động khai thác. Ví dụ về dịch vụ thông tin là Dịch vụ thông tin chuyến bay, Dịch vụ thông tin ATFM, Dịch vụ NOTAM, dịch vụ Thông tin khí tượng, v.v.
Dịch vụ cơ sở hạ tầng là dịch vụ SWIM được yêu cầu bởi các dịch vụ thông tin nhưng thường không liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác. Ví dụ về cơ sở hạ tầng là Dịch vụ đồng bộ thời gian mạng, Dịch vụ trao đổi điện văn, v.v.
Chiến lược giúp xác định tất cả các dịch vụ thông tin cần thiết để hỗ trợ một hoạt động khai thác cụ thể, thông qua việc phát triển các kịch bản khai thác trong đó chi tiết về càng nhiều trường hợp sử dụng có thể có của các loại thông tin khác nhau để hỗ trợ cho hoạt động khai thác này được đưa ra. Thông qua chi tiết các kịch bản này, các loại trao đổi thông tin có thể được xác định rõ ràng và sau đó được phát triển dưới dạng dịch vụ.
Một khi các dịch vụ thông tin đã được xác định; sau đó cần xác định các dịch vụ cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ các dịch vụ thông tin. Chúng thường liên quan đến chất lượng và độ tin cậy của các dịch vụ thông tin cần thiết để hỗ trợ các hoạt động khai thác.
Kiểm tra và thử nghiệm các dịch vụ và hoạt động khai thác
Tất cả các dịch vụ nên được kiểm tra để đảm bảo rằng chúng phù hợp với hoạt động khai thác. Các thử nghiệm này phải bao gồm các chức năng cơ bản của dịch vụ trong cả điều kiện bình thường và bất thường và cũng bao gồm các thử nghiệm về độ tin cậy và độ trễ. Kết quả kiểm tra sẽ cho thấy rằng mỗi dịch vụ có thể đáp ứng các số liệu chất lượng được xác định.
Bên cạnh việc kiểm tra chức năng của các dịch vụ, điều quan trọng là phải kiểm tra các dịch vụ cho phù hợp với hoạt động khai thác. Các thử nghiệm này nên theo dõi các dịch vụ trong bối cảnh các hoạt động mà chúng được phát triển.
Phát triển công tác quản trị
Sau khi các dịch vụ đã được phát triển và thử nghiệm, việc quản trị các dịch vụ này cần được xem xét. Các câu hỏi sau đây có thể được sử dụng để giúp phát triển quản trị cho các dịch vụ được phát triển;
a) Ai nên được phép truy cập vào các dịch vụ?
b) Các dịch vụ nên được truy cập như thế nào?
c) Những loại bảo mật nên được áp dụng trên các dịch vụ?
d) Có nên áp dụng dự phòng cho các dịch vụ không?
a) Khái niệm hoạt động khai thác có được hiểu và xác định rõ không?
b) Quy trình vận hành có sẵn không?
c) Hoạt động khai thác có yêu cầu trao đổi thông tin không?
• Việc trao đổi có thể được thực hiện một cách hiệu quả bằng nhân công?
• Cơ chế trao đổi điểm-điểm hoặc điểm-đa điểm?
d) Việc trao đổi thông tin sử dụng dịch vụ thông tin có làm tăng hiệu quả hoạt động không?
Nếu câu trả lời cho tất cả hoặc hầu hết các câu hỏi trên là có, thì hoạt động khai thác này là một ứng cử viên có khả năng đưa vào thực hiện SWIM.
Xác định dịch vụ
Nhìn chung có hai loại dịch vụ SWIM cần được triển khai để hỗ trợ các hoạt động khai thác có yêu cầu trao đổi thông tin dựa trên SWIM, đó là (i) dịch vụ thông tin và (ii) dịch vụ cơ sở hạ tầng.
Dịch vụ thông tin là dịch vụ SWIM hỗ trợ trực tiếp các hoạt động. Các dịch vụ này trao đổi thông tin cần thiết bởi các hoạt động khai thác. Ví dụ về dịch vụ thông tin là Dịch vụ thông tin chuyến bay, Dịch vụ thông tin ATFM, Dịch vụ NOTAM, dịch vụ Thông tin khí tượng, v.v.
Dịch vụ cơ sở hạ tầng là dịch vụ SWIM được yêu cầu bởi các dịch vụ thông tin nhưng thường không liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác. Ví dụ về cơ sở hạ tầng là Dịch vụ đồng bộ thời gian mạng, Dịch vụ trao đổi điện văn, v.v.
Chiến lược giúp xác định tất cả các dịch vụ thông tin cần thiết để hỗ trợ một hoạt động khai thác cụ thể, thông qua việc phát triển các kịch bản khai thác trong đó chi tiết về càng nhiều trường hợp sử dụng có thể có của các loại thông tin khác nhau để hỗ trợ cho hoạt động khai thác này được đưa ra. Thông qua chi tiết các kịch bản này, các loại trao đổi thông tin có thể được xác định rõ ràng và sau đó được phát triển dưới dạng dịch vụ.
Một khi các dịch vụ thông tin đã được xác định; sau đó cần xác định các dịch vụ cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ các dịch vụ thông tin. Chúng thường liên quan đến chất lượng và độ tin cậy của các dịch vụ thông tin cần thiết để hỗ trợ các hoạt động khai thác.
Kiểm tra và thử nghiệm các dịch vụ và hoạt động khai thác
Tất cả các dịch vụ nên được kiểm tra để đảm bảo rằng chúng phù hợp với hoạt động khai thác. Các thử nghiệm này phải bao gồm các chức năng cơ bản của dịch vụ trong cả điều kiện bình thường và bất thường và cũng bao gồm các thử nghiệm về độ tin cậy và độ trễ. Kết quả kiểm tra sẽ cho thấy rằng mỗi dịch vụ có thể đáp ứng các số liệu chất lượng được xác định.
Bên cạnh việc kiểm tra chức năng của các dịch vụ, điều quan trọng là phải kiểm tra các dịch vụ cho phù hợp với hoạt động khai thác. Các thử nghiệm này nên theo dõi các dịch vụ trong bối cảnh các hoạt động mà chúng được phát triển.
Phát triển công tác quản trị
Sau khi các dịch vụ đã được phát triển và thử nghiệm, việc quản trị các dịch vụ này cần được xem xét. Các câu hỏi sau đây có thể được sử dụng để giúp phát triển quản trị cho các dịch vụ được phát triển;
a) Ai nên được phép truy cập vào các dịch vụ?
b) Các dịch vụ nên được truy cập như thế nào?
c) Những loại bảo mật nên được áp dụng trên các dịch vụ?
d) Có nên áp dụng dự phòng cho các dịch vụ không?
Mẫu kịch bản khai thác
SWIM: System Wide Information Management (SWIM) là một sáng kiến về Quản lý không lưu toàn cầu nhằm hài hòa việc trao đổi tin tức hàng không, khí tượng và chuyến bay cho tất cả người dùng và các bên liên quan đến khai thác không phận. SWIM là một phần không thể thiếu của Kế hoạch Hàng không Toàn cầu(GANP) của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). GANP định nghĩa 4 Khu vực cải thiện hiệu suất (PIA), SWIM nằm trong PIA 2: Các hệ thống và dữ liệu có thể tương tác toàn cầu. SWIM tập trung vào mạng trong đó mạng quản lý không lưu (ATM) được coi như là một loạt các nút, bao gồm cả tàu bay, cung cấp hoặc sử dụng thông tin. Thông tin với chất lượng và tính kịp thời trong một môi trường an toàn là một yếu tố quyết định thiết yếu đối với công tác điều hành bay.
Để triển khai thực hiện áp dụng SWIM, Tổng công ty Quản lý bay đã thành lập nhóm nghiên cứu , đồng thời tích cực tham gia vào đề án thủ nghiệm SWIM khu vực do ICAO khu vực tổ chức.
- Hàng không UAE sử dụng AI để khai thác ý tưởng sáng tạo từ nhân viên
- Sân bay quốc tế Incheon xác lập kỷ lục mới trong năm 2018
- Singapore và ICAO gia hạn hợp tác để tăng cường đào tạo cho các nước đang phát triển
- ICAO phát triển hệ thống phân tích nhận diện NOTAM dựa trên Trí tuệ nhân tạo – NORM
- Airbus vượt Boeing trong cuộc đua giành đơn hàng trong năm 2017